Giỏ hàng

GIA ĐÌNH CANADA TỐN BAO NHIÊU TIỀN CHỢ TRONG NĂM 2021

Một gia đình Canada trung bình sẽ phải tốn thêm $695 cho thực phẩm vào năm tới, khi đại dịch, cháy rừng và thói quen tiêu dùng thay đổi khiến tiền chợ tăng lên mức cao nhất kể từ khi một báo cáo giá thực phẩm hàng năm ở Canada bắt đầu được thực hiện.

Giá bánh mì, thịt và rau tăng dự kiến sẽ khiến giá thực phẩm nói chung tăng từ 3%-5%, theo Báo cáo Giá Thực phẩm năm 2021 của Canada được công bố hôm 8/12/2020.

Với một gia đình bốn người, như vậy có nghĩa là tiền chợ sẽ lên tới $13907. “Đây là mức tăng cao nhất mà chúng tôi từng dự báo,” Sylvain Charlebois, tác giả chính và giáo sư về chính sách và phân phối thực phẩm tại Đại học Dalhousie, nói.

Ấn bản thứ 11 của báo cáo giá thực phẩm, do Đại học Dalhousie và Đại học Guelph xuất bản hàng năm, năm nay có thêm sự tham gia của Đại học Saskatchewan và Đại học British Columbia, nên có phạm vi toàn quốc hơn.

Nhóm nghiên cứu nhận định rằng COVID-19 sẽ tiếp tục tác động đến giá thực phẩm trong năm tới, trong đó ngành thịt đặc biệt dễ bị ảnh hưởng do tình trạng có thể thiếu lao động, gián đoạn chuỗi cung ứng, hoạt động chậm lại của các nhà máy thực phẩm và trung tâm phân phối và các thay đổi về cầu tiêu dùng. Trong khi giá thịt nói chung có thể tăng tới 6.5%, tăng mạnh nhất có thể là giá thịt gia cầm, một ngành được quản lý nguồn cung ở Canada.


Giáo sư Charlebois cho biết giá thịt gia cầm đã tăng 7% kể từ tháng 7, và cũng nói rằng khi chi phí sản xuất tiếp tục tăng, giá bán lẻ cũng tăng.

“Nếu nhà nông được yêu cầu chi tiêu nhiều hơn cho thiết bị và quy trình vệ sinh để chống COVID-19, rốt cuộc người tiêu dùng sẽ phải trả tiền nhiều hơn,” ông nói. Trong khi đó, biến đổi khí hậu, như các đợt nắng nóng, tan băng, cháy rừng, lũ lụt và hạn hán, cũng sẽ ảnh hưởng tới tiền chợ trong năm tới. 

Theo báo cáo, rau có thể bị ảnh hưởng nặng nề, với giá dự kiến sẽ tăng tới 6.5%.

Phần lớn sản phẩm mà người Canada tiêu thụ đến từ California, tiểu bang đã bị một trong những mùa cháy rừng nghiêm trọng nhất từng được ghi nhận xưa nay. Do mùa màng của California chịu ảnh hưởng nặng nề của khói cháy rừng và những khó khăn hiện có vì COVID-19, giá sẽ tăng lên và rau sẽ là mặt hàng mà người tiêu dùng thấy tác động lớn nhất, theo Stuart Smyth thuộc phó giáo sư tại Khoa Kinh tế Tài nguyên và Nông nghiệp của Đại học Saskatchewan.

Trong khi giá các loại cây ăn củ như khoai tây và cà rốt vẫn ổn định, ông cho biết các loại rau xanh nhiều lá và các sản phẩm dễ hư hỏng hơn như cà chua và dưa leo sẽ đắt hơn. Tuy nhiên, một số trong những mặt hàng tăng giá nhiều nhất có thể là các loại rau như bắp cải (cabbage), súp lơ (cauliower) và măng tây (asparagus), theo phó giáo sư Smyth.

Trong khi đó, báo cáo này cảnh báo rằng giá các loại bánh mì, bánh nướng sẽ tăng tới 5.5%. Smyth cho biết giá một giạ lúa mì là khoảng $6 vào tháng 11, tăng từ khoảng $4 – tăng 50% – vào khoảng 18 tháng trước. Ông nói vấn đề là do cung cầu: mặc dù diện tích trồng lúa mì hoặc sản lượng vẫn tương đối
ổn định ở Canada, cầu vẫn tăng đều đặn.

Báo cáo mới nhất cũng ước tính chi phí thực phẩm trung bình của một người dựa trên độ tuổi và giới tính, để người tiêu dùng có thể ước tính tiền chợ khả dĩ của họ tùy theo hoàn cảnh của họ.

Ngoài việc tiếp tục cung cấp ước tính tiền chợ của một gia đình bốn người, báo cáo cũng cho biết một người đàn ông trong độ tuổi 31-50 có thể sẽ tốn thêm $169 cho thực phẩm trong năm tới, trong khi một phụ nữ cùng tuổi có thể tốn thêm $152.

Một điều khác có thể gây áp lực tăng giá thực phẩm là quyết định của một số hệ thống siêu thị lớn nhất Canada khi buộc các nhà cung cấp đóng phí cao hơn để đưa sản phẩm lên kệ hàng siêu thị. Loblaw, Walmart Canada và Metro đều đã cho biết một số khoản phí mà nhà cung cấp đóng có thể sẽ tăng lên. Giới phân tích cho biết những chi phí gia tăng đó gần như chắc chắn sẽ được chuyển sang cho người tiêu dùng.

Với những người muốn tiết kiệm, giáo sư Charlebois có một mẹo nhỏ. “Hãy lưu ý đến chuyện lãng phí thực phẩm,” ông nói. Theo một nghiên cứu năm 2019 của Second Harvest, một tổ chức có trụ sở tại Toronto chuyên về giảm lãng phí thực phẩm, hơn một nửa thực phẩm được sản xuất ở Canada bị lãng phí.

Báo cáo cho thấy nhà bếp ở Canada chiếm khoảng 21% lượng lãng phí có thể tránh được, tương đương khoảng $1700 mỗi hộ gia đình.

Nguồn: Canada Info 


Tin tức

Đăng Ký Tư Vấn

Với sự chuyên nghiệp và am hiểu của mình, ICA-Global tự tin đồng hành cùng khách hàng và đối tác cùng nhau phát triển bền vững.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN